Muốn đạt được thành công ở V-League thì các CLB đều phải sử dụng suất ngoại binh theo quy định của giải đấu. Do nhiều yếu tố khác, các chân sút nội không thể cạnh tranh sòng phẳng với các ngoại binh về năng lực, thể hình, thể lực. Tuy nhiên, đây luôn là động lực để các cầu thủ Việt Nam nỗ lực hơn nữa ở nhiều vị trí khác nhau chứ không chỉ tiền đạo. Trên thực tế, tại giải V-League 2021 không thiếu những tiền đạo nội giỏi. Sân chơi V-League 2021 sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt của các tiền đạo nội để tìm chỗ đứng tại CLB và cả đội tuyển quốc gia.
Thống kê trước giải đấu V-League 2021
Thật ra Bóng đá Việt Nam không thiếu tiền đạo. Vấn đề là các chân sút nội ở CLB không thể cạnh tranh nổi với đồng nghiệp ngoại. Việc ông Park thống kê có khoảng 70-80% ngoại binh chiếm chỗ chơi của tiền đạo nội. Đặc biệt là cầu thủ trẻ, là căn nguyên khiến cho ông dù mỏi mắt cũng tìm không ra cầu thủ giỏi. Ông muốn VFF và VPF tạo ra cơ chế thúc đẩy CLB mạnh dạn sử dụng tiền đạo nội. Để tăng cường nguồn kế thừa cho các đội tuyển quốc gia, hơn là mãi sử dụng ngoại binh.
Chân sút nội tạo nên dấu ấn đặc biệt
Chưa bao giờ người ta thấy những chân sút nội đang tự tin lên tiếng. Để ganh đua sòng phẳng với ngoại binh ở cuộc đua ghi bàn như V-League 2021. Từng không dưới một lần chia sẻ nỗi lo người kế thừa Anh Đức. Nhưng hẳn vào lúc này HLV Park Hang-seo có thể vui vẻ khi lên danh sách hàng công tuyển Việt Nam vào tháng 5.
Thật bất ngờ khi trong 9 cái tên dẫn đầu danh sách ghi bàn sau vòng 10 V-League thì có đến 5 cầu thủ Việt Nam. Đặc biệt, Văn Toàn và Tiến Linh đang gây sức ép mạnh mẽ lên Eydison, Oussou Konan. Khi cùng có 6 lần lập công để dẫn đầu danh sách. Ngay phía sau là bộ đôi Công Phượng – Văn Đức với 5 lần ghi bàn. Và Hoàng Đình Tùng có 4 bàn thắng cho CLB Thanh Hóa.
Chân sút nội áp đảo những chân sút ngoại
Nhóm có 3 bàn thắng cũng ghi nhận sự góp mặt rất đông cầu thủ Việt Nam như Trọng Hoàng; Minh Vương, Ngân Văn Đại, Hồ Tấn Tài, Phạm Tuấn Hải. Đây là xu hướng hoàn toàn trái ngược với sự áp đảo hoàn toàn của các chân sút Tây trong lịch sử V-League. Nếu trước đây chân sút nội phải mất 15 năm mới lật đổ sự thống trị của tiền đạo ngoại. Với danh hiệu Vua phá lưới 2017 của Anh Đức (sau Đặng Đạo của Khánh Hòa mùa 2000 – 2001 và Hồ Văn Lợi của Cảng Sài Gòn mùa 2001 – 2002).
Nhưng vào lúc này, nhìn vào phong độ rất cao của các chân sút Việt như Tiến Linh, Văn Toàn, Văn Đức, Công Phượng… Thì rõ ràng cuộc đua “dội bom” đang diễn ra cân bằng hơn rất nhiều. Mùa 2017, Anh Đức đã đăng quang Vua phá lưới. Sau đó đoạt Quả bóng vàng Việt Nam với 17 bàn thắng sau 26 trận, đạt tỷ lệ 0,65 bàn/trận. Hiện Tiến Linh và Văn Toàn cũng đang áp sát hiệu suất này với thông số 0,6 bàn/trận.
Tiền đạo nội có lối chơi tích cực tại V-League 2021
Đặc biệt hơn, V-League 2021 chứng kiến các cầu thủ Việt Nam đã toàn diện hơn rất nhiều. Trong kỹ năng ghi bàn như cách Tiến Linh tung ra cú cứa lòng vẫn hay thấy; ở giải Ngoại hạng Anh từ ngoài khu vực cấm địa. Trước đó, anh đã cho thấy mình ngày càng toàn diện. Với các tình huống phối hợp ghi bàn hoặc không chiến. Tương tự là những bàn thắng rất đẹp và đa dạng của Văn Đức, Xuân Trường, Văn Toàn, Công Phượng… Đều đã nổ súng từ những cú sút xa hoặc đánh đầu.
Mùa bóng này, cũng giống V-League 2020 không có danh hiệu chính thức Vua phá lưới. Vì sự khác biệt về số trận giữa 2 nhóm 6 và 8 đội ở giai đoạn 2. Nhưng trên hết, phong độ tích cực của các tiền đạo nội được các CĐV và HLV Park Hang-seo ghi nhận. Điều đó giúp các sân cỏ V-League ngày một đông và tuyển Việt Nam; có thêm rất nhiều sự lựa chọn cho vòng loại World Cup 2022 sắp tới.
Nguồn: Thanhnien.vn